Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

Con gái nên ăn uống gì để điều hòa lượng kinh nguyệt ra ít, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh phụ khoa?

Kinh nguyệt ra hàng tháng giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể, duy trì sức khỏe tử cung và toàn cơ thể nói chung. Có thể nói rằng, sự bình thường của kinh nguyệt có mối liên hệ chặt chẽ với sức khỏe nữ giới.

Lượng kinh nguyệt hàng tháng giảm đáng kể, máu không được đào thải ra kịp thời, dẫn đến chất độc, “rác thải” vẫn lưu lại trong tử cung. Từ đó có thể gây tổn thương cho tử cung, làm mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Bởi vậy, lúc này cần phải kịp thời điều hòa lượng kinh nguyệt. Trong trường hợp này, chúng ta nên ăn uống gì cho hợp lý để giúp lưu thông kinh nguyệt?

1. Táo tàu

Táo tàu là loại quả rất giàu dinh dưỡng, được nhiều người ưa thích. Nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp bổ sung máu, thúc đẩy lưu thông máu. Nữ giới kinh nguyệt ra ít nên ăn nhiều hơn táo tàu, vừa giúp thúc đẩy kinh nguyệt, vừa giúp làm ấm tử cung, bảo vệ buồng trứng.

Con gái nên ăn uống gì để điều hòa lượng kinh nguyệt ra ít, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh phụ khoa? - Ảnh 1.

Ngoài ra, trong táo tàu có nhiều chất chống oxy hóa, có thể trì hoãn sự lão hóa da, cân bằng sự tiết hormone trong cơ thể. Từ đó làm giảm các triệu chứng kinh nguyệt không đều hay lượng kinh nguyệt ít ở nữ giới.

2. Nước đường nâu

Nước đường nâu không chỉ có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa và điều trị đau bụng kinh mà còn thúc đẩy kinh nguyệt. Nó giúp lưu thông máu, giảm ứ máu, từ đó tăng lượng kinh nguyệt.

Con gái nên ăn uống gì để điều hòa lượng kinh nguyệt ra ít, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh phụ khoa? - Ảnh 2.

Các bạn gái trong kỳ kinh nguyệt, buổi sáng có thể uống một cốc nước đường nâu khi bụng đói để thải độc tố, giữ ấm cơ Biên dịch thể, kích thích sự lưu thông khí huyết. Ngoài ra, nước đường nâu còn giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa tế bào da, cải thiện sự vàng da, tăng tính đàn hồi cho da.

3. Nhãn

Con gái nên ăn uống gì để điều hòa lượng kinh nguyệt ra ít, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh phụ khoa? - Ảnh 3.

Nhãn chứa rất nhiều vitamin và các loại khoáng chất khác nhau, có tác dụng nuôi dưỡng khí huyết. Những bạn nữ kinh nguyệt ra ít ăn nhãn có thể giúp thúc đẩy sự bài tiết estrogen trong có thể, đẩy nhanh quá trình đào thải máu và khí lạnh từ trong tử cung. Từ đó làm giảm tình trạng máu kinh nguyệt ra ít, duy trì và bảo vệ tử cung.

4. Củ sắn dây

Theo y học cổ truyền, củ (hay rễ) sắn dây là một loại thuốc, có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe. Nó giàu isoflavone có hoạt tính cao, có thể giúp điều chỉnh nội tiết của cơ thể, bổ sung estrogen và nuôi dưỡng, bảo vệ buồng trứng.

Con gái nên ăn uống gì để điều hòa lượng kinh nguyệt ra ít, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh phụ khoa? - Ảnh 4.

Củ sắn dây giúp đẩy nhanh hoạt động thải độc tố, cải thiện môi trường bên trong tử cung, làm tử cung ấm và khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Không chỉ vậy, loại thực vật này còn giúp nữ giới làm mờ sẹo, duy trì làn da.

5. Nho khô

Nho khô là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Ngoài hương vị tươi ngon chua ngọt ra, chúng rất tốt đối với sức khỏe vì chứa nhiều nguyên tố vi lượng. Các bạn nữ lượng kinh nguyệt ra ít có thể ăn nho khô như một món ăn vặt hàng ngày. Mỗi tháng trước khi có kinh mỗi ngày có thể ăn khoảng 30 quả nho khô nhỏ.

Con gái nên ăn uống gì để điều hòa lượng kinh nguyệt ra ít, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh phụ khoa? - Ảnh 5.

Điều này giúp cải thiện lưu lượng kinh nguyệt thấp của nữ giới. Đồng thời, loại quả này giàu chất xơ, carbohydrate và protein, có lợi cho sức khỏe. Ngay cả khi bạn đang ở trong thời kỳ giảm cân, nó cũng không làm bạn tăng cân đâu!

Nguồn: Sohu

TP. HCM: Hoảng hồn phát hiện thi thể nam giới cháy đen ở công viên dưới chân cầu

Thi thể được phát hiện lúc 21h tối ngày 22/2 tại công viên dưới chân cầu Sóng Thần, thuộc phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức, TP. HCM. Đây là khu vực giáp ranh giữa Thành phố Dĩ An (Bình Dương) và quận Thủ Đức (TP. HCM).

TP. HCM: Hoảng hồn phát hiện thi thể nam giới cháy đen ở công viên dưới chân cầu - Ảnh 1.

Cơ quan chức năng đến khám hiện trường.

Thời điểm này nhiều người dân đi xe máy trên Quốc lộ 1A, hướng từ quận Thủ Đức về quận 12, khi qua khu vực trên thì hoảng hồn la hét lên "có thi thể người trong công viên".

Lúc này người dân gần đó đến kiểm tra thì phát hiện thi thể được xác định là nam giới, bị cháy đen.

Nhận được tin báo của người dân, cơ quan chức năng nhanh chóng có mặt phong toả hiện trường để khám nghiệm.

TP. HCM: Hoảng hồn phát hiện thi thể nam giới cháy đen ở công viên dưới chân cầu - Ảnh 2.

Người dân xôn xao, tập trung theo dõi sự việc khá đông.

Đến 22h cùng ngày, thi thể được đưa rời khỏi hiện trường về nhà xác để khám nghiệm tử thi, xác định danh tính. Theo người dân suy đoán, có thể nạn nhân Biên dịch tự thiêu.

Nguyên nhân vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra.

Hàn Quốc: Thêm 1 người tử vong, số người nhiễm virus corona tăng hơn gấp đôi chỉ sau 1 ngày nhưng dân Seoul vẫn bất chấp đi biểu tình

Sau thông tin 142 trường hợp xác nhận nhiễm virus corona (Covid-19) vào sáng ngày 22/2 thì vào buổi chiều, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc mới tiếp tục xác nhận thêm 87 ca dương tính với virus chủng mới, nâng tổng số người nhiễm bệnh trong ngày lên 229 trên phạm vi toàn quốc. Tính đến thời điểm hiện tại, Hàn Quốc đã có 433 trường hợp nhiễm virus Covid-19, tăng hơn gấp 2 lần chỉ sau 1 ngày.

Theo thông tin mới cập nhật, Hàn Quốc đã xuất hiện trường hợp tử vong thứ 3 vì virus corona chủng mới. Cụ thể theo Naver, bệnh nhân là nam, 40 tuổi được tìm thấy trong tình trạng tử vong tại nhà riêng và xác nhận đã nhiễm virus corona chủng mới.

Trong những ngày gần đây, số người nhiễm Covid-19 tại Hàn Quốc đang gia tăng với tốc độ rất nhanh, với phần lớn đến từ một bệnh viện phía đông nam của hạt Cheongdo, và từ giáo phái ở nhà thờ Shincheonji của thành phố Daegu. Cả 2 khu vực này chiếm tới 80% tổng số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận.

Hàn Quốc: Thêm 1 người tử vong, số người nhiễm virus corona tăng hơn gấp đôi chỉ sau 1 ngày nhưng dân Seoul vẫn bất chấp đi biểu tình - Ảnh 1.

Hiện tại, toàn bộ 2,5 triệu cư dân tại thành phố Daegu đã được yêu cầu ở yên trong nhà và không rời khỏi nơi cư trú. Cả Daegu và Cheongdo đã được xác định là "khu vực kiểm soát đặc biệt" trong ngày 21/2.

Trong 229 trường hợp nhiễm mới, 95 từ bệnh viện Daenam của Cheongdo. KCDC cho biết, đây cũng chính là nơi ghi nhận trường hợp đầu tiên tử vong vì virus Covid-19. Nạn nhân là nam giới, qua đời vì viêm phổi vào ngày 19/2. Đến ngày 21, một bệnh nhân khác được chuyển từ bệnh viện Daenam tới Busan cũng đã tử vong, với nguyên nhân xác định do virus chủng mới.

Tổng cộng bệnh viện Daenam chịu trách nhiệm cho 114 trường hợp nhiễm virus - bao gồm 9 nhân viên y tế và 102 bệnh nhân. Tất cả đều đã được cách ly, nhằm tránh khả năng lan truyền dịch bệnh.

Hàn Quốc: Thêm 1 người tử vong, số người nhiễm virus corona tăng hơn gấp đôi chỉ sau 1 ngày nhưng dân Seoul vẫn bất chấp đi biểu tình - Ảnh 2.

Nhân viên y tế thực hiện khử trùng phương tiện công cộng tại Seoul

62 trong số các ca nhiễm mới ngày 22/2 được xác nhận có liên quan đến giáo phái Shincheonji tại Daegu - thành phố lớn thứ 4 của Hàn Quốc. Tổng cộng, số người được xác nhận nhiễm virus từ giáo phái này đã lên tới con số 231, và hơn 9300 thành viên của giáo phái đang được yêu cầu tự cách ly. Trong số đó, chỉ 544 người xuất hiện triệu chứng được đưa đi xét nghiệm.

Nguyên nhân khiến virus bùng nổ tại giáo phái này được cho là vì bệnh nhân số 31 - một người phụ nữ 61 tuổi dương tính với Covid-19. Người này ban đầu được nhận định là trường hợp "siêu lây nhiễm", tuy nhiên, các cơ quan y Biên dịch tế cũng lưu ý rằng chúng ta chưa thể chắc chắn mầm bệnh thực sự bắt đầu từ bà.

*Tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc đang có chuyển biến phức tạp. Theo dõi thêm tại đây.

Biểu tình tại Seoul

Trước bối cảnh dịch bệnh đang lây lan nhanh, thành phố Seoul ra quyết định cấm các cuộc biểu tình được tổ chức trong thời gian này. Tuy nhiên trong ngày 22/2, một cuộc biểu tình xảy ra tại quảng trường Gwanghwamun, bất chấp thời tiết lạnh buốt bởi mưa phùn và gió mạnh.

Hàn Quốc: Thêm 1 người tử vong, số người nhiễm virus corona tăng hơn gấp đôi chỉ sau 1 ngày nhưng dân Seoul vẫn bất chấp đi biểu tình - Ảnh 3.

Hình ảnh cuộc biểu tình tại quảng trường Gwanghwamun - Seoul ngày 22/2

Theo Naver News ghi nhận, một nhóm người tụ tập để phản đối quyết định... cấm biểu tình của thành phố, bất chấp việc thị trưởng Park Won-Soon đứng ra kêu gọi giải tán. Việc này khiến nhiều người tỏ ra lo ngại, bởi "càng nhiều người tụ tập, nguy cơ lây lan càng lớn. Tất cả các sự kiện tập trung đông đang bị hủy, họ không hiểu sao?" - trích lời một người dân.

Nguồn: Yonhap

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2020

Máy bay không người lái nhắc dân đeo khẩu trang

Truyền thông Trung Quốc đăng video máy bay không người lái (UAV) cỡ nhỏ có gắn loa để nhắc nhở người không đeo khẩu trang bằng cách tiếp cận gần hoặc nói màu sắc trang phục của họ. Biện pháp này được nhiều người Trung Quốc đánh giá là sáng tạo và hiệu quả trong nâng cao ý thức phòng dịch.

Dịch viêm phổi do virus corona chủng mới (nCoV) bùng phát tại Vũ Hán tháng 12/2019, lan ra toàn bộ 31 tỉnh thành Trung Quốc. Tính tới ngày 2/2 , 304 người Trung Quốc thiệt mạng, 14.401 người dương tính với nCoV. Ngoài Trung Quốc, 24 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận có bệnh nhân nhiễm nCoV nhưng chưa có ca tử vong.

Dùng máy bay không người lái cảnh báo viêm phổi virus corona
 
 
Dùng máy bay không người lái cảnh báo viêm phổi virus corona

Máy bay không người lái gắn loa phát hiện và nhắc nhở những người không đeo khẩu trang tại thành phố Bộc Dương, tỉnh Hà Nam ngày 1/2. Video: CNN/Xinhua .

Trung Quốc áp dụng nhiều biện pháp để ngăn virus corona lây lan, trong đó có kéo dài kỳ nghỉ Tết Nguyên đán của các doanh nghiệp và trường học tại những khu vực có số ca nhiễm mới tăng nhanh hoặc có rủi ro lớn. Tỉnh Hồ Bắc sẽ kéo dài kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán đến "mức độ thích hợp" để lao động làm việc ngoài tỉnh được nghỉ lâu hơn.

Global Times đưa tin giới chức nhiều địa phương tại Trung Quốc đưa ra các khẩu hiệu nhằm vận động dân chúng hạn chế ra đường hay tụ tập đông người để giảm tốc độ phát tán của virus corona. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong thông cáo ngày 1/2 yêu cầu chính quyền các cấp cung cấp thông tin về dịch viêm phổi do virus corona "minh bạch, kịp thời và chính xác", không được phép che giấu.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 30/1 tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu. Mỹ, Australia và Singapore ban hành lệnh cấm nhập cảnh với người nước ngoài tới Trung Quốc trong thời gian bùng phát dịch viêm phổi cấp. Nhiều quốc gia thắt chặt quy định cấp thị thực, hạn chế nhập cảnh, yêu cầu kiểm tra thân nhiệt và nộp giấy khám sức khỏe đối với công dân Trung Quốc.

Các nước có bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán. Bấm vào ảnh để xem chi tiết.

Các nước có bệnh Công ty dịch thuật Đồng Nai nhân viêm phổi Vũ Hán. Bấm vào ảnh để xem chi tiết.

Nguyễn Tiến (Theo CNN )

Thủ tướng công bố dịch nCoV

Dịch xảy ra tại Việt Nam từ ngày 23/1 (khi xác định người đầu tiên mắc bệnh), do chủng mới của virus corona gây ra. Đến nay, cả nước có sáu người mắc bệnh, ba địa phương có dịch là Khánh Hòa, Vĩnh Phúc và Thanh Hóa.

Chính phủ đánh giá mức độ nguy hiểm của dịch là "bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ khẩn cấp toàn cầu", lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người.

Học sinh ở Hà Nội đeo khẩu trang phòng virus corona. Ảnh: Ngọc Thành

Học sinh ở Hà Nội đeo khẩu trang phòng virus corona. Ảnh: Ngọc Thành

Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm: bại liệt; cúm A-H5N1; dịch hạch; đậu mùa; sốt xuất huyết do virus ebola, lassa hoặc marburg; bệnh sốt Tây sông Nile; sốt vàng; tả; viêm đường hô hấp cấp nặng do virus và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Chính phủ thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm gồm: Lập ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch; khai báo, báo cáo dịch; cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh; cách ly y tế; vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế vùng có dịch; các biện pháp bảo vệ cá nhân; kiểm soát ra, vào vùng dịch; huy động, trưng dụng các nguồn lực cho hoạt động chống...

Các bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương, ngành công an, quân đội, dã chiến đều được huy động để tiếp nhận, cách ly, theo dõi, điều trị người mắc bệnh.

Trước đó, tại phiên họp Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona tối 31/1, ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Y tế đã giải thích vì sao Việt Nam chưa công bố tình trạng y tế khẩn cấp quốc gia.

Ông Long cho biết, WHO đã công bố dịch virus corona là tình trạng khẩn cấp toàn cầu, nhưng ở Việt Nam việc công bố phải dựa trên số lượng người mắc bệnh, số người tử vong, mức độ lan tràn của dịch bệnh, các biện pháp ngăn chặn chưa hiệu quả...

WHO đã công bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu với 4 loại dịch bệnh, nhưng Việt Nam chưa lần nào. "Năm 2009, Việt Nam có gần 10.000 người mắc virus H1N1, 22 người tử vong, nhưng thời điểm đó cũng không công bố Công ty dịch thuật Đồng Nai tình trạng y tế khẩn cấp", ông Long dẫn chứng.

Ông Long nhận định, dịch nCoV đang diễn biến rất phức tạp và Việt Nam "đã và đang triển khai các giải pháp phòng, chống còn mạnh hơn cả khuyến cáo của WHO".

Đại diện Bộ Ngoại giao cho biết, Trung Quốc cũng chưa công bố tình trạng y tế khẩn cấp, dù đang áp dụng nhiều biện pháp phòng chống dịch.

Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh truyền nhiễm, Bộ trưởng Y tế công bố dịch theo đề nghị của Chủ tịch UBND cấp tỉnh đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và đối với một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B khi có từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên đã công bố dịch.

Thủ tướng công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.

Việc ban bố tình trạng khẩn cấp khi dịch lây lan nhanh trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế - xã hội của đất nước. Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng; trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thể họp ngay được thì Chủ tịch nước ra lệnh ban bố.